Bảng xếp hạng nêu trên được mạng việc làm JobStreet.com tại Việt Nam thu thập, tổng hợp trên cơ sở khảo sát được mạng việc làm này thực hiện trong quý II/2016 với 2.535 người lao động.
Cụ thể, bên cạnh 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT (ICT) là FPT, Viettel, Samsung và Intel, 6 công ty thuộc các lĩnh vực hoạt động khác có tên trong bảng xếp hạng Top 10 công ty được người lao động chọn là nơi muốn làm việc nhất tại Việt Nam năm nay cũng là những thương hiệu khá quen thuộc với nhiều người, đó là: Unilever, Vinamilk, Vingroup, Nestlé, P&G và Pepsico.
![]() |
Đáng chú ý, trong 4 công ty hoạt động trong lĩnh vực ICT “góp mặt” tại bảng xếp hạng, với vị trí thứ 5 trong Top 10, FPT chỉ đứng sau Samsung (vị trí thứ 4) nhưng lại được những người lao động tham gia khảo sát đánh giá cao hơn 2 tập đoàn ICT lớn khác là Viettel (vị trí thứ 6) và Intel (vị trí thứ 7).
Cũng trên cơ sở kết quả cuộc khảo sát 2.535 người làm động được thực hiện trong quý II/2016, mạng việc làm JobStreet.com tại Việt Nam cũng tiến hành thống kê, xếp hạng các công ty tại Việt Nam được người lao động yêu thích, mong muốn làm việc nhất theo từng lĩnh vực gồm: Top 5 các công ty công nghệ, Top 5 các công ty bán lẻ, Top 5 các công ty sản xuất hàng tiêu dùng nhanh và Top 5 các công ty tài chính ngân hàng.
![]() |
![]() |
Đây là lần thứ 4 trong năm tuyến cáp AAG phải sửa chữa, bảo trì. |
Sáng ngày 14/9, đơn vị điều hành đã ra thông báo tiến hành lịch sửa cáp bắt đầu từ 2h ngày 15/9 (toàn bộ kênh truyền trên cáp biển AAG bắt đầu mất liên lạc) và dự kiến hoàn tất đợt sửa chữa vào khoảng 5h20 ngày 19/9.
Trước đó, ngày 1/9, nhà điều hành tuyến cáp quang biển AAG đã phát hiện hệ thống bị hỏng core FP11 ở vị trí cách trạm cập bờ South Lantau, Hong Kong khoảng 235 km.
Sau thông báo của nhà điều hành AAG, các nhà cung cấp Internet (ISP) trong nước đã chủ động tiến hành nhiều biện pháp như bổ sung dung lượng kết nối quốc tế cả hướng đất liền và biển để nâng cấp hệ thống mạng truyền dẫn, dự phòng dung lượng Internet để đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ.
Đây là lần thứ tư tuyến cáp AAG gặp sự cố và bảo trì kể từ đầu năm đến nay (trong các tháng 3, 6 và 8). Mới đây nhất, liên tiếp trong hai ngày 2/8 và 3/8/2016, tuyến cáp quang biển AAG đã gặp sự cố. Cụ thể, vào 17h35 ngày 2/8, tuyến cáp AAG đã bị đứt ở phân đoạn cách Hong Kong 80 km, với nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng bởi bão số 2. Vào sáng ngày 3/8/2016, tuyến cáp AAG tiếp tục gặp sự cố tại vị trí cách trạm Changi hơn 32 km, trên đoạn cáp nhánh S1B cập bờ Singapore, gây mất thêm kênh truyền quốc tế hướng Singapore.
AAG là tên viết tắt của Asia - America Gateway, hệ thống cáp quang biển dài 20.000 km, kết nối khu vực Đông Nam Á với tuyến cáp của Mỹ thông qua khu vực đảo Guam và Hawaii. Tình trạng đứt cáp hay xảy ra nhất tại đoạn Hong Kong đến Singapore. Các phân đoạn Hong Kong đi Philippines và Philippines đi Mỹ ổn định hơn.
TheoICTnews
" alt=""/>Cáp quang AAG lại bảo trì, tốc độ internet chậmVới việc các định chế, cam kết quốc tế ngày càng phức tạp, doanh nghiệp càng nắm kỹ thì càng dễ thích ứng với môi trường quốc tế. "Điều này là rất quan trọng", Thứ trưởng khẳng định tại Hội nghị Tập huấn Hội nhập quốc tế về kinh tế trong lĩnh vực TT&TT do Bộ TT&TT tổ chức sáng nay, 16/9.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nêu bật tầm quan trọng của việc hiểu kỹ các định chế quốc tế thời hội nhập. |
Một trong những tâm điểm của chương trình tập huấn chính là các nội dung quan trọng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong Hiệp định này có nhiều quy định liên quan đến lĩnh vực TT&TT mà các tổ chức, doanh nghiệp ngành "nhất thiết phải biết" về sở hữu trí tuệ, về thương mại điện tử...
Chia sẻ tại Hội nghị, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết, sở hữu trí tuệ chính là một trong những nội dung đàm phán khó khăn nhất của TPP. So với cam kết với WTO thì quy định về sở hữu trí tuệ ở TPP vừa có phạm vi rộng hơn, lại vừa đòi hỏi mức độ cam kết sâu hơn khi yêu cầu các nước tham gia phải nâng cao mức độ và kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan; Siết chặt thực thi (bảo vệ) quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với quyền tác giả và quyền liên quan trong môi trường số (trách nhiệm của ISP)...
Để phù hợp với TPP, Việt Nam đã phải sửa đổi một số văn bản pháp luật hiện hành như Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật Hình sự theo hướng cho phép xử lý hình sự một số hình thức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ông Khanh nói thêm.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, các cam kết của Hiệp định TPP cũng rất nhiều. Việt Nam đã chấp nhận một số yêu cầu chính song trong các trường hợp liên quan đến an ninh – quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục thì vẫn được áp dụng các biện pháp cần thiết. Ngoài ra, trong thời gian 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các nước cam kết không khiếu kiện các quy định của pháp luật Việt Nam được ban hành trước khi Hiệp định có hiệu lực.
Một mặt, TPP có thể giúp Việt Nam thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, tăng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho những tập đoàn lớn như Microsoft, Samsung, LG, Intel... nhưng mặt khác, Hiệp định này cũng đặt ra thách thức cho bộ máy quản lý nhà nước trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực thi pháp luật. Sự cạnh tranh gia tăng cũng sẽ khiến những doanh nghiệp không thích ứng, hội nhập được gặp khó khăn, thậm chí phá sản.
Vì thế, theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, 2 đối tượng cần đặc biệt quan tâm tham dự các hội nghị tập huấn về hội nhập quốc tế chính là các cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng chính sách và các doanh nghiệp.
Theo dự kiến, từ nay đến cuối năm 2016, Bộ TT&TT sẽ tổ chức thêm 8 Hội nghị tập huấn tương tự tại Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Huế, Bến Tre, Cần Thơ, TP.HCM...
T.C
" alt=""/>Doanh nghiệp phải hiểu kỹ TPP nếu muốn hội nhập